Thời kỳ hoàng kim của TVB đã qua và hãng đang phải chịu sự “chảy máu” 的中文翻譯

Thời kỳ hoàng kim của TVB đã qua và

Thời kỳ hoàng kim của TVB đã qua và hãng đang phải chịu sự “chảy máu” nhân tài cùng sự cạnh tranh từ Đại Lục.
Đối với những người hâm mộ phim TVB thì việc xem phim Trung Quốc là một “cực hình” bởi phong cách phim Trung Quốc hoàn toàn khác với phim Hong Kong. “Nhịp phim chậm hơn, diễn viên diễn chán hơn” là suy nghĩ chung của đại đa số khán giả yêu thích phim Hong Kong. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng phim Trung Quốc đang lớn mạnh, lượng khán giả theo dõi ngày càng tăng. Còn phim TVB thì đang thu hẹp dần và khán giả cũng giảm đi.

Phim truyền hình Trung Quốc đã có những gì để “qua mặt” đài truyền hình “vàng” Châu Á của thập niên 90? Hãy cùng 2sao điểm qua những lý do sau nhé:

Dàn diễn viên trẻ đẹp

Đã qua rồi thời diễn viên TVB là một “chuẩn mực” đánh giá. Sau thời kỳ hoàng kim của các diễn viên nam như Cổ Thiên Lạc, La Gia Lương, Trương Trí Lâm… cho tới Lâm Phong, Huỳnh Tông Trạch, Mã Quốc Minh… thì hiện tại dàn nam TVB đang “già hóa” hay “không thể gánh nổi”. Trịnh Gia Dĩnh 10 năm trước diễn vai thanh niên trai tráng thì nay dù gần ngũ tuần vẫn… như cũ. Hay Lê Diệu Tường, Trần Hào và các diễn viên nữ đóng cặp ngày càng nhỏ tuổi, nhiều khi cách họ 20-30 năm. Những diễn viên nam mới trẻ cũng đã qua tuổi 30 như La Trọng Khiêm, Viên Vỹ Hào, Thẩm Chấn Hiên thì diễn xuất chưa tới và không thu hút khán giả.
Nếu so với “thế hệ vàng” hiện tại của phim Trung Quốc đều thua sự trẻ trung về ngoại hình cũng như diễn xuất. Trương Hàn, Lý Dịch Phong, Dương Dương, Lý Trị Đình… và còn rất nhiều nam diễn viên khác đều “hơn đứt” TVB lúc này.Việc này cũng tương tự với dàn nữ. Thời kỳ các Hoa Đán đỉnh cao như Tuyên Huyên, Xa Thi Mạn, Thái Thiếu Phân… đã qua. Các Hoa Đán 10 năm trước được lăng xê như Hồ Hạnh Nhi, Từ Tử San, Dương Di… người đã rời khỏi TVB, người vẫn còn ở lại, nhưng tuổi xuân sắc không còn.

Dàn Hoa Đán mới như Huỳnh Thúy Như, Trần Khải Lâm, Thái Tư Bối… quá non về kinh nghiệm diễn xuất cũng như nhan sắc kém xa bậc đàn chị. Dù vẫn còn Huỳnh Trí Văn, Lý Thi Hoa, Hồ Định Hân đang được TVB đưa lên và có kinh nghiệm, nhưng vẫn chưa là gì so với diễn viên nữ Trung Quốc. Triệu Lệ Dĩnh, Angela Baby, Trương Hinh Dư… vẫn đẹp mặn mà và diễn xuất ngày càng lên tay. Khán giả không khỏi lắc đầu khi nữ TVB dù gần 40 vẫn cưa sừng làm thiếu nữ 20 vì… không còn ai để đóng chính.
Thập niên 90, TVB còn có sự cạnh tranh gay gắt từ đài ATV thì nay ATV đã suy tàn không còn khả năng sản xuất phim. 2 đài mới lập là HKTV và nowTV thì một đài không được cấp phép, một đài vẫn chưa hoạt động. Nhiều năm qua, TVB một mình một ngựa, không ai cạnh tranh. Cộng thêm hào quang từ quá khứ, TVB vẫn nghĩ phim của họ làm ra ắt sẽ hay vì còn người hâm mộ nhiều. Vì vậy họ không bị áp lực khi làm phim, bởi làm ra cũng không ai cạnh tranh.Còn ở Trung Quốc có nhiều đài truyền hình, tính cạnh tranh cao. Như được phát sóng ở đài Hồ Nam là một vinh hạnh bởi lượng người coi cao, dù cách làm việc của nhà đài theo kiểu “ngẫu hứng” nhiều khi cắt phim tơi tả. Để lọt vào mắt xanh các đài lớn cũng không phải dễ, phim phải thu hút và có tiềm năng để thu hút quảng cáo cùng tên tuổi bảo chứng rating. Bởi vậy một bộ phim Trung Quốc của các hãng tư nhân phải đầu tư từ kịch bản, trang phục cho tới mời các diễn viên tên tuổi. Còn phim TVB thì tự làm tự phát, không thiết tha gì đầu tư trừ khi là “phim lớn”.
Dù phim cổ trang không không làm nên thương hiệu TVB, song khó có thể phủ nhận những bộ phim kiếm hiệp thập niên 90 đã thu hút dân tình đến với phim Hong Kong. Các bộ phim như “Thần điêu đại hiệp 1995”, “Tiếu ngạo giang hồ 1996”, “Thiên Long bát bộ 1997” đã làm dân tình một thời mê mẩn và trở thành huyền thoại.

Với sự phát triển của phim Trung Quốc, phần ngoại cảnh, trang phục và kỹ xảo đã được đầu tư công phu hơn. Nhất là từ khi Trung Quốc đưa phim trường Hoành Điếm vào sử dụng thì bối cảnh cổ xưa của các bộ phim cung cấm càng trở nên chân thật.

Trong khi TVB chỉ những dự án lớn mới qua Hoành Điếm quay ngoại cảnh, còn lại vẫn quay ở phim trường TVB thì giờ phim cổ trang nào của Trung Quốc cũng có ngoại cảnh hoành tráng.Nếu nói ngoại hình không quan trọng, chỉ cần diễn xuất thì có lẽ phim cổ trang Trung Quốc không nổi lên mạnh mẽ như vậy. Những bộ trang phục cầu kỳ được đầu tư công phu, kỹ xảo đẹp mắt hiện đại và ngoại cảnh rộng hoành tráng đã làm khán giả nhớ tới phim Trung Quốc nhiều hơn. “Tân tam quốc”, “Chân Hoàn truyện”, “Võ Mỵ Nương truyền kỳ”… là những ví dụ điển hình.
Đường Yên, Dương Mịch, Triệu Lệ Dĩnh, Trương Hàn, Lý Dịch Phong… đóng 1-2 bộ nổi là lên luôn thành “nữ thần” khắp châu Á. Các bộ phim họ đóng đều được mua bản quyền cao để phát sóng cũng như mời tuyên truyền. Ngay cả TVB cũng phải mua “Võ Mỵ Nương truyền kỳ” để phát sóng và mời Phạm Băng Băng, Lý Trị Đình qua Hong Kong tuyên truyền phim.Với những bộ phim phủ sóng khắp nơi, bàn luận với bạn bè vẫn thích hơn những bộ phim chỉ nổi ở “ao làng TVB”. Dù rằng “Lôi đình tảo độc”, “Sứ đồ hành giả”… có tạo hiệu ứng ở Hong Kong thì vẫn không bằng “Bên nhau trọn đời”, “Chân Hoàn truyện”, “Hoa thiên cốt”… được giới trẻ biết và yêu thích hơn.

Vì vậy không lạ khi TVB ngày càng đi xuống, không còn là “Ông hoàng truyền hình châu Á” như ngày xưa nữa. Dẫu biết gì cũng có một thời, tuy vậy vẫn thấy đáng tiếc với hãng truyền hình Hong Kong nổi danh một thời.
0/5000
原始語言: -
目標語言: -
結果 (中文) 1: [復制]
復制成功!
Thời kỳ hoàng kim của TVB đã qua và hãng đang phải chịu sự “chảy máu” nhân tài cùng sự cạnh tranh từ Đại Lục.Đối với những người hâm mộ phim TVB thì việc xem phim Trung Quốc là một “cực hình” bởi phong cách phim Trung Quốc hoàn toàn khác với phim Hong Kong. “Nhịp phim chậm hơn, diễn viên diễn chán hơn” là suy nghĩ chung của đại đa số khán giả yêu thích phim Hong Kong. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng phim Trung Quốc đang lớn mạnh, lượng khán giả theo dõi ngày càng tăng. Còn phim TVB thì đang thu hẹp dần và khán giả cũng giảm đi. Phim truyền hình Trung Quốc đã có những gì để “qua mặt” đài truyền hình “vàng” Châu Á của thập niên 90? Hãy cùng 2sao điểm qua những lý do sau nhé: Dàn diễn viên trẻ đẹp Đã qua rồi thời diễn viên TVB là một “chuẩn mực” đánh giá. Sau thời kỳ hoàng kim của các diễn viên nam như Cổ Thiên Lạc, La Gia Lương, Trương Trí Lâm… cho tới Lâm Phong, Huỳnh Tông Trạch, Mã Quốc Minh… thì hiện tại dàn nam TVB đang “già hóa” hay “không thể gánh nổi”. Trịnh Gia Dĩnh 10 năm trước diễn vai thanh niên trai tráng thì nay dù gần ngũ tuần vẫn… như cũ. Hay Lê Diệu Tường, Trần Hào và các diễn viên nữ đóng cặp ngày càng nhỏ tuổi, nhiều khi cách họ 20-30 năm. Những diễn viên nam mới trẻ cũng đã qua tuổi 30 như La Trọng Khiêm, Viên Vỹ Hào, Thẩm Chấn Hiên thì diễn xuất chưa tới và không thu hút khán giả. Nếu so với “thế hệ vàng” hiện tại của phim Trung Quốc đều thua sự trẻ trung về ngoại hình cũng như diễn xuất. Trương Hàn, Lý Dịch Phong, Dương Dương, Lý Trị Đình… và còn rất nhiều nam diễn viên khác đều “hơn đứt” TVB lúc này.Việc này cũng tương tự với dàn nữ. Thời kỳ các Hoa Đán đỉnh cao như Tuyên Huyên, Xa Thi Mạn, Thái Thiếu Phân… đã qua. Các Hoa Đán 10 năm trước được lăng xê như Hồ Hạnh Nhi, Từ Tử San, Dương Di… người đã rời khỏi TVB, người vẫn còn ở lại, nhưng tuổi xuân sắc không còn. Dàn Hoa Đán mới như Huỳnh Thúy Như, Trần Khải Lâm, Thái Tư Bối… quá non về kinh nghiệm diễn xuất cũng như nhan sắc kém xa bậc đàn chị. Dù vẫn còn Huỳnh Trí Văn, Lý Thi Hoa, Hồ Định Hân đang được TVB đưa lên và có kinh nghiệm, nhưng vẫn chưa là gì so với diễn viên nữ Trung Quốc. Triệu Lệ Dĩnh, Angela Baby, Trương Hinh Dư… vẫn đẹp mặn mà và diễn xuất ngày càng lên tay. Khán giả không khỏi lắc đầu khi nữ TVB dù gần 40 vẫn cưa sừng làm thiếu nữ 20 vì… không còn ai để đóng chính. Thập niên 90, TVB còn có sự cạnh tranh gay gắt từ đài ATV thì nay ATV đã suy tàn không còn khả năng sản xuất phim. 2 đài mới lập là HKTV và nowTV thì một đài không được cấp phép, một đài vẫn chưa hoạt động. Nhiều năm qua, TVB một mình một ngựa, không ai cạnh tranh. Cộng thêm hào quang từ quá khứ, TVB vẫn nghĩ phim của họ làm ra ắt sẽ hay vì còn người hâm mộ nhiều. Vì vậy họ không bị áp lực khi làm phim, bởi làm ra cũng không ai cạnh tranh.Còn ở Trung Quốc có nhiều đài truyền hình, tính cạnh tranh cao. Như được phát sóng ở đài Hồ Nam là một vinh hạnh bởi lượng người coi cao, dù cách làm việc của nhà đài theo kiểu “ngẫu hứng” nhiều khi cắt phim tơi tả. Để lọt vào mắt xanh các đài lớn cũng không phải dễ, phim phải thu hút và có tiềm năng để thu hút quảng cáo cùng tên tuổi bảo chứng rating. Bởi vậy một bộ phim Trung Quốc của các hãng tư nhân phải đầu tư từ kịch bản, trang phục cho tới mời các diễn viên tên tuổi. Còn phim TVB thì tự làm tự phát, không thiết tha gì đầu tư trừ khi là “phim lớn”. Dù phim cổ trang không không làm nên thương hiệu TVB, song khó có thể phủ nhận những bộ phim kiếm hiệp thập niên 90 đã thu hút dân tình đến với phim Hong Kong. Các bộ phim như “Thần điêu đại hiệp 1995”, “Tiếu ngạo giang hồ 1996”, “Thiên Long bát bộ 1997” đã làm dân tình một thời mê mẩn và trở thành huyền thoại.

Với sự phát triển của phim Trung Quốc, phần ngoại cảnh, trang phục và kỹ xảo đã được đầu tư công phu hơn. Nhất là từ khi Trung Quốc đưa phim trường Hoành Điếm vào sử dụng thì bối cảnh cổ xưa của các bộ phim cung cấm càng trở nên chân thật.

Trong khi TVB chỉ những dự án lớn mới qua Hoành Điếm quay ngoại cảnh, còn lại vẫn quay ở phim trường TVB thì giờ phim cổ trang nào của Trung Quốc cũng có ngoại cảnh hoành tráng.Nếu nói ngoại hình không quan trọng, chỉ cần diễn xuất thì có lẽ phim cổ trang Trung Quốc không nổi lên mạnh mẽ như vậy. Những bộ trang phục cầu kỳ được đầu tư công phu, kỹ xảo đẹp mắt hiện đại và ngoại cảnh rộng hoành tráng đã làm khán giả nhớ tới phim Trung Quốc nhiều hơn. “Tân tam quốc”, “Chân Hoàn truyện”, “Võ Mỵ Nương truyền kỳ”… là những ví dụ điển hình.
Đường Yên, Dương Mịch, Triệu Lệ Dĩnh, Trương Hàn, Lý Dịch Phong… đóng 1-2 bộ nổi là lên luôn thành “nữ thần” khắp châu Á. Các bộ phim họ đóng đều được mua bản quyền cao để phát sóng cũng như mời tuyên truyền. Ngay cả TVB cũng phải mua “Võ Mỵ Nương truyền kỳ” để phát sóng và mời Phạm Băng Băng, Lý Trị Đình qua Hong Kong tuyên truyền phim.Với những bộ phim phủ sóng khắp nơi, bàn luận với bạn bè vẫn thích hơn những bộ phim chỉ nổi ở “ao làng TVB”. Dù rằng “Lôi đình tảo độc”, “Sứ đồ hành giả”… có tạo hiệu ứng ở Hong Kong thì vẫn không bằng “Bên nhau trọn đời”, “Chân Hoàn truyện”, “Hoa thiên cốt”… được giới trẻ biết và yêu thích hơn.

Vì vậy không lạ khi TVB ngày càng đi xuống, không còn là “Ông hoàng truyền hình châu Á” như ngày xưa nữa. Dẫu biết gì cũng có một thời, tuy vậy vẫn thấy đáng tiếc với hãng truyền hình Hong Kong nổi danh một thời.
正在翻譯中..
 
其它語言
本翻譯工具支援: 世界語, 中文, 丹麥文, 亞塞拜然文, 亞美尼亞文, 伊博文, 俄文, 保加利亞文, 信德文, 偵測語言, 優魯巴文, 克林貢語, 克羅埃西亞文, 冰島文, 加泰羅尼亞文, 加里西亞文, 匈牙利文, 南非柯薩文, 南非祖魯文, 卡納達文, 印尼巽他文, 印尼文, 印度古哈拉地文, 印度文, 吉爾吉斯文, 哈薩克文, 喬治亞文, 土庫曼文, 土耳其文, 塔吉克文, 塞爾維亞文, 夏威夷文, 奇切瓦文, 威爾斯文, 孟加拉文, 宿霧文, 寮文, 尼泊爾文, 巴斯克文, 布爾文, 希伯來文, 希臘文, 帕施圖文, 庫德文, 弗利然文, 德文, 意第緒文, 愛沙尼亞文, 愛爾蘭文, 拉丁文, 拉脫維亞文, 挪威文, 捷克文, 斯洛伐克文, 斯洛維尼亞文, 斯瓦希里文, 旁遮普文, 日文, 歐利亞文 (奧里雅文), 毛利文, 法文, 波士尼亞文, 波斯文, 波蘭文, 泰文, 泰盧固文, 泰米爾文, 海地克里奧文, 烏克蘭文, 烏爾都文, 烏茲別克文, 爪哇文, 瑞典文, 瑟索托文, 白俄羅斯文, 盧安達文, 盧森堡文, 科西嘉文, 立陶宛文, 索馬里文, 紹納文, 維吾爾文, 緬甸文, 繁體中文, 羅馬尼亞文, 義大利文, 芬蘭文, 苗文, 英文, 荷蘭文, 菲律賓文, 葡萄牙文, 蒙古文, 薩摩亞文, 蘇格蘭的蓋爾文, 西班牙文, 豪沙文, 越南文, 錫蘭文, 阿姆哈拉文, 阿拉伯文, 阿爾巴尼亞文, 韃靼文, 韓文, 馬來文, 馬其頓文, 馬拉加斯文, 馬拉地文, 馬拉雅拉姆文, 馬耳他文, 高棉文, 等語言的翻譯.

Copyright ©2024 I Love Translation. All reserved.

E-mail: