TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 2383:2008
LẠC
Peanuts
Lời nói đầu
TCVN 2383:2008 thay thế TCVN 2383:1993;
TCVN 2383:2008 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 200-1995;
TCVN 2383:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường công bố.
LẠC
Peanuts
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho lạc dùng để chế biến thành thực phẩm, được định nghĩa trong điều 2.
2. Định nghĩa
2.1. Định nghĩa sản phẩm
Lạc bao gồm lạc chưa tách vỏ (lạc củ) hoặc lạc nhân, thu được từ các giống thuộc loài Arachis hypogaea L.
3. Thành phần cơ bản và các yếu tố chất lượng
3.1. Yếu tố chất lượng – Yêu cầu chung
3.1.1. Lạc phải đảm bảo an toàn vệ sinh và phù hợp cho việc chế biến thực phẩm.
3.1.2. Lạc phải không có mùi, vị lạ, côn trùng sống và bọ ve.
3.2. Yếu tố chất lượng – Yêu cầu cụ thể
3.2.1. Độ ẩm
Mức tối đa
Lạc củ 10 %
Lạc nhân 9,0%
Giới hạn độ ẩm cũng có thể quy định ở mức thấp hơn ở một số nơi do ảnh hưởng của khí hậu, thời gian vận chuyển và bảo quản.
3.2.2. Nhân lạc mốc, ôi hoặc bị thối tối đa 0,2 % khối lượng
Nhân lạc mốc được xác định là nhân có hình sợi mốc có thể quan sát bằng mắt thường.
Nhân lạc thối được xác định là nhân có các dấu hiệu bị phân hủy có thể thấy rõ.
Nhân lạc bị ôi được xác định là nhân đã bị oxy hóa chất béo (không quá 5 meq oxy hoạt hóa/kg) hoặc do việc tạo thành các axit béo tự do (không quá 1,0%) dẫn đến có mùi ôi khét.
3.2.3. Tạp chất hữu cơ và vô cơ: được xác định là các chất hữu cơ hoặc vô cơ khác không phải là lạc bao gồm đá, bụi, các hạt khác, thân cây. vv…