5. Bảng tính chọn dây chảy:
5.1. MBA 3 pha:
TT Dung lượng MBA (kVA) Loại dây chảy
6kV 10kV 15kV 22kV 35kV
1 50 6K 3K 2K 2K 1K
2 100 12K 8K 6K 3K 2K
3 160 20K 12K 8K 6K 3K
4 250 30K 20K 12K 8K 6K
5 320 40K 25K 15K 10K 6K
6 400 50K 30K 20K 15K 8K
7 560 65K 40K 25K 20K 12K
8 630 80K 50K 30K 20K 12K
9 800 100K 60K 40K 25K 15K
10 1.000 70K 50K 30K 20K
11 1.250 100K 60K 40K 25K
12 1.600 80K 50K 30K
13 2.000 100K 65K 40K
14 2.500 80K 50K
15 3.200 100K 65K
6. Thông số kỹ thuật cáp ngầm trung thế:
TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Yêu cầu kỹ thuật
1 Điện áp định mức Uo/U(Um) kV 12,7/22(24) 20/35(38,5)
2 Điện áp chịu đựng tần số nguồn
(5 phút) kV 42 70
3 Điện áp chịu đựng xung sét (1,2/50s) kVpeak 125 200
4 Vật liệu cách điện XLPE XLPE
5 Bề dày cách điện XLPE mm 5,5 9,6
TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Yêu cầu kỹ thuật
6 Nhiệt độ làm việc tối đa cho phép
- Vận hành bình thường tại dòng định mức 0C 90 90
- Tại dòng ngắn mạch trong thời gian 5s 0C 250 250
7 Tiêu chuẩn chế tạo IEC 60502-2
7. Cấu tạo của cáp ngầm trung thế:
7.1. Cấu tạo cáp ngầm trung thế 1 pha:
Cáp ngầm trung thế XLPE 1 pha có cấu tạo bao gồm 8 lớp
- 1. Lõi cáp (dây dẫn Conductor).
- 2. Lớp bán dẫn trong (Semi conducting screen).
- 3. Lớp cách điện XLPE (XLPE insulation)
- 4. Lớp bán dẫn cách điện ngoài ( Insu. semi conducting screen).
- 5. Màng kim loại phi từ tính (Non-Metallic screen).
- 6. Lớp vỏ bên trong (Inner sheath)
- 7. Lớp bảo vệ chống va đập cơ học bằng kim loại phi từ tính (Non - Metallic Armour).
- 8. Vỏ bảo vệ bên ngoài (Outer sheath).
7.2. Yêu cầu kỹ thuật của các lớp:
a. Lõi cáp ngầm (dây dẫn).
Lõi cáp được chế tạo bằng các sợi nhôm hoặc đồng bện thành các lớp đồng tâm (hoặc nén chặt) và có tiết diện hình tròn. Bề mặt của lõi dây dẫn phải không có mọi khuyết tật có thể nhìn thấy bằng mắt như là các vết sứt, ...vv.
Các yêu cầu kỹ thuật của lõi cáp xem mục 3.2.4.6
b. Lớp bán dẫn trong: Lớp bán dẫn giữa lõi cáp và lớp cách điện XLPE phải làm bằng vật liệu bán dẫn phi kim loại, có thể là giải băng bằng chất bán dẫn hoặc lớp bán dẫn định hình bằng cách đùn hay kết hợp cả hai dạng trên. Lớp bán dẫn này phải ôm sát trực tiếp lên từng lõi cáp.
c. Lớp cách điện XLPE:
Lớp cách điện XLPE chịu đựng được tác động của tia cực tím, chống được tất cả các tác nhân môi trường.
Bề dày trung bình của lớp vỏ cách điện phải không được nhỏ hơn bề dày danh định đã quy định. Bề dày tại một điểm bất kỳ không được nhỏ hơn giá trị 4,85mm đối với cáp 12,7/22(24)kV và 8,6mm đối với cáp 20/30(38,5)kV.
d. Lớp bán dẫn cách điện ngoài:
Lớp bán dẫn cách điện ngoài giữa lớp cách điện XLPE và lớp màng chắn kim loại phi từ tính phải làm bằng vật liệu bán dẫn phi kim loại, có thể là giải băng bằng chất bán dẫn hoặc lớp bán dẫn định hình bằng cách đùn hay là sự kết hợp của cả hai loại trên. Lớp bán dẫn cách điện này phải ôm sát trực tiếp lên cách điện của từng lõi.
e. Màng kim loại phi từ tính:
Màng kim loại phi từ tính gồm một hoặc một vài băng quấn bằng đồng ôm sát trên từng lõi riêng biệt.
f. Lớp vỏ bọc bên trong và chất độn:
- Vỏ bọc bên trong có thể tạo thành bằng phương pháp đùn hoặc quấn ghép chồng.
- Khoảng trống giữa các lõi và lớp vỏ bọc trong (đối với cáp 3 pha) phải được điền đầy bằng chất độn.
- Vỏ bọc bên trong và chất độn phải làm bằng vật liệu thích hợp, phù hợp với nhiệt độ làm việc của cáp và phải tương đương với nhiệt độ làm việc cho phép của lớp cách điện XLPE.
- Bề dày của lớp vỏ bọc trong định hình bằng phương pháp đùn được qui định như sau:
Đường kính giả định của lõi (mm) Bề dày của lớp vỏ bọc bên trong định hình theo kiểu đùn (mm)
< 25 1,0
25 – 35 1,2
35 – 45 1,4
45 – 60 1,6
60 – 80 1,8
> 80 2,0
- Bề dày của lớp vỏ bọc theo kiểu quấn (ghép chồng) phải bằng 0,4 mm đối với các đường kính của lõi nhỏ hơn hoặc bằng 40 mm và phải bằng 0,6 mm đối với đường kính giải định lớn hơn.
g. Lớp bảo vệ chống va đập cơ học:
Lớp vỏ bảo vệ chống va đập cơ học phải làm bằng vật liệu phi từ tính như:
- Dây điện tròn hoặc dẹp làm bằng đồng hoặc đồng mạ thiếc, nhôm hay hợp kim nhôm.
- Băng quấn bằng nhôm hoặc hợp kim nhôm
h. Lớp vỏ bảo vệ bên ngoài:
Vỏ bọc bên ngoài phải là nhựa dẻo PVC (polyetylen hoặc vật liệu tương tự) hoặc hợp chất đàn hồi đã lưu hoá (polycloropren, clorosulphonat polyetylen hoặc vật liệu tương tự). Vật liệu làm vỏ phải thích hợp với nhiệt độ làm việc của cáp và lớp cách điện XLPE.
7.3. Ký hiệu:
-Trên bề mặt các lõi cách điện (đối với cáp 3 pha) phải đánh số hoặc ký hiệu bằng màu để phân biệt các lõi cáp.
- Trên lớp vỏ bọc bên ngoài phải có ghi các ký hiệu dưới đây bằng chữ dập nổi hoặc sơn trên bề mặt, cách nhau 1 mét. Với ký hiệu dập nổi, các chữ và số nổi lên trên bề mặt cách điện và không làm ảnh hưởng đến lớp cách điện.
- Hãng sản xuất.
- Năm sản xuất : 4 số.
- Ký hiệu cáp
- Tiết diện.
- Điện áp định mức : 12,7/22(24) kV.
- Số mét.
8. Thông số kỹ thuật cáp hạ thế:
8.1. Yêu cầu chung:
- Tiêu chuẩn chế tạo IEC60228, TCVN 5935-1995.
- Điện áp định mức (Um) : 0,6 kV.
- Điện áp chịu đựng tần số nguồn (1phút, 50Hz) : 3,5 kV.
- Cách điện XLPE.
- Nhiệt độ làm việc tối đa cho phép:
+ 90oC Khi vận hành bình thường tại dòng định mức.
+ 250 oC Tại dòng ngắn mạch trong thời gian 5s.
8.2. Cấu tạo của cáp hạ thế:
8.2.1. Cấu tạo cáp thế 3 pha 4 ruột:
Cáp hạ thế XLPE 3 pha 4 ruột có cấu tạo bao gồm 6 lớp
- 1. Lõi cáp (dây dẫn Conductor).
- 2. Lớp cách điện XLPE (XLPE insulation)
- 3. Lớp độn (Filler)
- 4. Lớp vỏ bên trong (Inner sheath)
- 5. Lớp bảo vệ chống va đập cơ học bằng kim loại phi từ tính (sử dụng đối với cáp hạ thế đi ngầm).
- 6. Vỏ bảo vệ bên ngoài (Outer sheath).
8.2.3. Yêu cầu kỹ thuật của các lớp:
a. Lõi cáp ngầm (dây dẫn).
Lõi cáp được chế tạo bằng các sợi đồng bện thành các lớp đồng tâm (hoặc nén chặt) và có tiết diện hình tròn. Bề mặt của lõi dây dẫn phải không có mọi khuyết tật có thể nhìn thấy bằng mắt như là các vết sứt, ...vv.
Các yêu cầu kỹ thuật của lõi cáp xem mục 3.2.4.6
b. Lớp cách điện XLPE:
Lớp cách điện XLPE chịu đựng được tác động của tia cực tím, chống được tất cả các tác nhân môi trường. Bề dày của lớp vỏ cách điện được quy định như sau:
Mặt cắt danh định
(mm2) Bề dày danh định của lớp cách điện XLPE tn (mm) Bề dày nhỏ nhất của lớp cách điện XLPE (mm)
35 0,90 0,71
50 1,00 0,80
70 1,10 0,89
95 1,10 0,89
120 1,20 0,98
150 1,40 1,16
185 1,60 1,34
240 1,70 1,43
300 1,80 1,52
400 2,00 1,70
500 2,20 1,90
Bề dày trung bình của lớp vỏ cách điện phải không được nhỏ hơn bề dày danh định đã quy định.
c. Lớp vỏ bọc bên trong và chất độn:
- Vỏ bọc bên trong có thể tạo thành bằng phương pháp đùn hoặc quấn ghép chồng.
- Khoảng trống giữa các lõi và lớp vỏ bọc trong (đối với cáp 3 pha 4 ruột) phải được điền đầy bằng chất độn.
- Vỏ bọc bên trong và chất độn phải làm bằng vật liệu thích hợp, phù hợp với nhiệt độ làm việc của cáp và phải tương đương với nhiệt độ làm việc cho phép của lớp cách điện XLPE.
d. Lớp bảo vệ chống va đập cơ học:
Lớp vỏ bảo vệ chống va đập cơ học phải làm bằng vật liệu phi từ tính như:
- Dây điện tròn hoặc dẹp làm bằng đồng hoặc đồng mạ thiếc, nhôm hay hợp kim nhôm.
- Băng quấn bằng nhôm hoặc hợp kim nhôm.
e. Lớp vỏ bảo vệ bên ngoài:
Vỏ bọc bên ngoài phải là nhựa dẻo PVC (polyetylen hoặc vật liệu tương tự) hoặc hợp chất đàn hồi đã lưu hoá (polycloropren, clorosulphonat polyetylen hoặc vật liệu tương tự). Vật liệu làm vỏ phải thích hợp với nhiệt độ làm việc của cáp và lớp cách điện XLPE.
8.3. Ký hiệu:
- Trên bề mặt các lõi cách điện (đối với cáp 3 pha 4 ruột) phải đánh số hoặc ký hiệu bằng màu để phân biệt các lõi cáp.
- Trên lớp vỏ bọc bên ngoài phải có ghi các ký hiệu dưới đây bằng chữ dập nổi hoặc sơn trên bề mặt, cách nhau 1 mét. Với ký hiệu dập nổi, các chữ và số nổi lên trên bề mặt cách điện và không làm ảnh hưởng đến lớp cách điện.
- Hãng sản xuất.
- Năm sản xuất : 4 số.
- Ký hiệu cáp
- Tiết diện.
- Điện áp định mức : 0,6kV.
- Số mét.
9. Tủ RMU TRUNG ÁP 24KV
9.1. Yêu cầu chung:
- Chủng loại: RMU loại có thể mở rộng được.
- Tiêu chuẩn chế tạo: IEC 62271-200.
- Điều kiện sử dụng : Trong nhà (trạm xây hoặc trạm hợp bộ)
- Thiết kế:
Tủ dao cắt tải mạch vòng được ghép nối với nhau theo từng mo-đun chức năng riêng lẻ. Mỗi “ngăn lộ” được chế tạo riêng thành từng tủ và ghép liên thông với nhau qua thanh cái đồng.
1. Ngăn lộ “dao cắt tải lộ đến”
Ngăn lộ “dao cắt tải lộ đến” dùng để đấu nối vào ra cấp điện cho các tuyến cáp ngầm. Một bộ dao cắt tải 630A để vận hành đóng cắt không tải hoặc có tải.
Mỗi ngăn lộ phải bao gồm các đầu cực đấu nối cáp ở bên dưới, để đấu nối với đầu cáp loại trong nhà binh thường (loại hở).
2. Ngăn lộ “bảo vệ máy biến áp”
Ngăn lộ “bảo vệ máy biến áp” dùng để đấu nối cấp điện, bảo vệ quá tải và ngắn mạch cho máy biến áp. Bao gồm một bộ dao cắt tải 200A và các cầu chì ống phù hợp để vận hành đóng cắt không tải hoặc