uy nhiên, vấn đề đáng lo hiện nay là hầu hết DN dệt may trên địa bàn chủ yếu sản xuất hàng gia công cho các DN nước ngoài nên bị lệ thuộc về thị trường và chịu nhiều thua thiệt hơn so với DN sản xuất làm hàng FOB (mua đứt, bán đoạn). Nhiều DN chưa ký được hợp đồng xuất khẩu trực tiếp nên vẫn phải ký hợp đồng thông qua các DN xuất khẩu đầu mối khác. Giá trị xuất khẩu hàng dệt may tuy lớn nhưng chủ yếu là hàng gia công, giá trị gia tăng rất thấp.
Trước thực trạng đó đầu năm 2014, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt đề án Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2020. Theo đó, các dự án công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may sẽ được ưu tiên xem xét hỗ trợ nguồn kinh phí của các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư; ưu tiên hỗ trợ và dành quỹ đất, giá thuê đất thích hợp; trong các khu, cụm công nghiệp sẽ được hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, khâu xử lý rác thải môi trường…
Theo đề án, phấn đấu giảm tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu ngành dệt may xuống mức 50% và đến năm 2020 đạt giá trị sản xuất công nghiệp 6.800 tỷ đồng; hình thành Trung tâm Dệt May Quảng Nam với các nhà máy thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành dệt may trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ quy hoạch khoảng 10.000ha trồng cây nguyên liệu bông, trong đó giai đoạn đầu sẽ triển khai trồng khoảng 2.000ha cây bông. Dự kiến năm 2020 doanh thu từ sản xuất của các nhà máy may sẽ đạt từ 4.000 - 5.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 200 triệu USD và giải quyết việc làm cho khoảng 10.000 lao động. Trên cơ sở đó, sẽ tiến hành quy hoạch các vùng trồng nguyên liệu và các dự án về trồng cây nguyên liệu, cây bông trên địa bàn.
Bên cạnh đó, Quảng Nam cũng có kế hoạch lập danh mục ưu tiên kêu gọi các dự án đầu tư như dự án đầu tư Nhà máy Sợi Hương An - Quế Sơn với công suất 30.000 cọc, dự án nhà máy dệt nhuộm với công suất 22 triệu mét/năm, dự án nhà máy dệt vải với công suất 6 triệu m2/năm...
uy nhiên, vấn đề đáng lo hiện nay là hầu hết DN dệt may trên địa bàn chủ yếu sản xuất hàng gia công cho các DN nước ngoài nên bị lệ thuộc về thị trường và chịu nhiều thua thiệt hơn so với DN sản xuất làm hàng FOB (mua đứt, bán đoạn). Nhiều DN chưa ký được hợp đồng xuất khẩu trực tiếp nên vẫn phải ký hợp đồng thông qua các DN xuất khẩu đầu mối khác. Giá trị xuất khẩu hàng dệt may tuy lớn nhưng chủ yếu là hàng gia công, giá trị gia tăng rất thấp.
Trước thực trạng đó đầu năm 2014, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt đề án Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2020. Theo đó, các dự án công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may sẽ được ưu tiên xem xét hỗ trợ nguồn kinh phí của các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư; ưu tiên hỗ trợ và dành quỹ đất, giá thuê đất thích hợp; trong các khu, cụm công nghiệp sẽ được hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, khâu xử lý rác thải môi trường…
Theo đề án, phấn đấu giảm tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu ngành dệt may xuống mức 50% và đến năm 2020 đạt giá trị sản xuất công nghiệp 6.800 tỷ đồng; hình thành Trung tâm Dệt May Quảng Nam với các nhà máy thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành dệt may trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ quy hoạch khoảng 10.000ha trồng cây nguyên liệu bông, trong đó giai đoạn đầu sẽ triển khai trồng khoảng 2.000ha cây bông. Dự kiến năm 2020 doanh thu từ sản xuất của các nhà máy may sẽ đạt từ 4.000 - 5.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 200 triệu USD và giải quyết việc làm cho khoảng 10.000 lao động. Trên cơ sở đó, sẽ tiến hành quy hoạch các vùng trồng nguyên liệu và các dự án về trồng cây nguyên liệu, cây bông trên địa bàn.
Bên cạnh đó, Quảng Nam cũng có kế hoạch lập danh mục ưu tiên kêu gọi các dự án đầu tư như dự án đầu tư Nhà máy Sợi Hương An - Quế Sơn với công suất 30.000 cọc, dự án nhà máy dệt nhuộm với công suất 22 triệu mét/năm, dự án nhà máy dệt vải với công suất 6 triệu m2/năm...
正在翻譯中..
![](//zhcntimg.ilovetranslation.com/pic/loading_3.gif?v=b9814dd30c1d7c59_8619)