Đó là một trong những điểm mới trong Luật Hộ tịch, có hiệu lực thi hành kể từ hôm nay (1-1-2016).
Những ngày gần đây, tại cổng Sở Tư pháp TP.HCM và cửa phòng tiếp nhận hồ sơ dán thông báo về việc thay đổi thẩm quyền đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Theo đó, từ hôm nay (1-1-2016), việc đăng ký kết hôn, khai sinh, khai tử, nhận cha mẹ cho con, ghi chú kết hôn, ghi chú ly hôn… có yếu tố nước ngoài sẽ do UBND quận/huyện thực hiện thay vì Sở Tư pháp như lâu nay.
Trước sự thay đổi này, bà Lê Thị Bình Minh (ảnh) - Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM cho rằng người dân hoàn toàn yên tâm vì không bị ảnh hưởng, xáo trộn.
. Phóng viên:Thưa bà, việc chuyển giao quận/huyện thực hiện công việc lâu nay không làm sẽ dẫn đến việc người dân gặp khó khăn do cán bộ chưa quen việc, ít nhất cũng bị ảnh hưởng một thời gian. Sở đã có giải pháp gì?
Bà Lê Thị Bình Minh: Luật Hộ tịch được ban hành vào tháng 11-2014, có hiệu lực từ 1-1-2016. Trong một năm qua Sở Tư pháp cũng như các quận/huyện, phường/xã đã có nhiều hoạt động triển khai những nội dung mới của luật này như tổ chức hội nghị, tập huấn về sử dụng phần mềm dữ liệu… Nói chung về nhân sự, phương tiện, cơ sở vật chất đã được trang bị đủ. Còn việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài giao về cho quận/huyện, tôi nghĩ người dân được thuận lợi hơn vì không phải dồn hết về một đầu mối là Sở Tư pháp. Việc đi lại của dân sẽ gần hơn, dễ dàng hơn. Về nghiệp vụ, Sở đã có những buổi tập huấn thực hiện Luật Hộ tịch cho cán bộ.
Nói chung, tôi cho rằng TP đã chủ động và chuẩn bị kỹ để khi Luật Hộ tịch có hiệu lực thì thực hiện được ngay. Ngay cả lệ phí, Sở Tư pháp cũng đã thống nhất với Sở Tài chính đề xuất TP chấp thuận chủ trương thu theo mức cũ theo Quyết định 103/2007 của UBND TP, không để xảy ra tình trạng phải chờ đợi, bị động.
. Ngoài việc chuyển thẩm quyền về quận/huyện theo quy định mới thì việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài còn có thay đổi nào thuận lợi cho dân?
+ Theo quy định mới, khâu phỏng vấn trong thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài đã được bỏ. Do đó, thủ tục này giảm gần một nửa thời gian, chỉ còn khoảng 15 ngày.
Sở Tư pháp treo bảng thông báo kể từ hôm nay (1-1-2016), thẩm quyền đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài sẽ do UBND quận/huyện đảm trách, thay vì do Sở thực hiện như trước giờ. Ảnh: CẨM TÚ
. Một vấn đề hay gặp khi phân cấp thẩm quyền cho địa phương là cách hiểu quy định pháp luật của từng địa phương đôi khi không thống nhất, dẫn đến việc thực hiện khác nhau làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Tình huống này được giải quyết như thế nào?
+ Ngoài việc triển khai, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp của toàn TP, Sở Tư pháp còn cử những tổ công tác gồm các cán bộ của Sở để hỗ trợ các quận/huyện thực hiện đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Tôi nghĩ rằng với công tác chuẩn bị như trên sẽ hạn chế tối đa tình trạng mỗi nơi hiểu mỗi kiểu, mỗi nơi làm mỗi khác. Tuy nhiên, những chệch choạc trong giai đoạn triển khai quy định mới cũng sẽ khó tránh khỏi. Khi có vướng mắc, các quận/huyện có thể hỏi ý kiến Sở để được hướng dẫn, nếu ngoài thẩm quyền thì Sở sẽ hỏi Bộ Tư pháp.
. Những hồ sơ đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài đã nộp trước 1-1-2016 sẽ chuyển về quận/huyện hay Sở Tư pháp làm tiếp, thưa bà?
+ Những hồ sơ này Sở sẽ giải quyết tiếp tục cho hoàn tất nên không có sự cập rập, không mất thời gian luân chuyển rồi chờ đợi cơ quan mới giải quyết. Nói chung người dân không bị xáo trộn hay bị ảnh hưởng bởi quy định mới.
. Xin cám ơn bà.
Những điểm mới của Luật Hộ tịch
- Thủ tục đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài do quận/huyện thực hiện (trước đó do Sở Tư pháp thực hiện).
- Cấp giấy khai sinh và số định danh cho người được khai sinh. Số định danh sẽ là số thẻ căn cước công dân sau này. Mỗi công dân có một số định danh khác nhau và được quản lý trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đây là tiền đề để cắt giảm các loại giấy tờ, tạo thuận lợi cho người dân khi giao dịch, thực hiện thủ tục hành chính.
- Luật quy định cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để lưu giữ thông tin hộ tịch cá nhân, kết nối để cung cấp thông tin cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Giảm thời hạn giải quyết với hầu hết việc hộ tịch.
- Cá nhân được đăng ký kết hôn, khai sinh tại nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống mà không phụ thuộc nơi cư trú.
Đó là một trong những điểm mới trong Luật Hộ tịch, có hiệu lực thi hành kể từ hôm nay (1-1-2016).Những ngày gần đây, tại cổng Sở Tư pháp TP.HCM và cửa phòng tiếp nhận hồ sơ dán thông báo về việc thay đổi thẩm quyền đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Theo đó, từ hôm nay (1-1-2016), việc đăng ký kết hôn, khai sinh, khai tử, nhận cha mẹ cho con, ghi chú kết hôn, ghi chú ly hôn… có yếu tố nước ngoài sẽ do UBND quận/huyện thực hiện thay vì Sở Tư pháp như lâu nay.Trước sự thay đổi này, bà Lê Thị Bình Minh (ảnh) - Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM cho rằng người dân hoàn toàn yên tâm vì không bị ảnh hưởng, xáo trộn.. Phóng viên:Thưa bà, việc chuyển giao quận/huyện thực hiện công việc lâu nay không làm sẽ dẫn đến việc người dân gặp khó khăn do cán bộ chưa quen việc, ít nhất cũng bị ảnh hưởng một thời gian. Sở đã có giải pháp gì?Bà Lê Thị Bình Minh: Luật Hộ tịch được ban hành vào tháng 11-2014, có hiệu lực từ 1-1-2016. Trong một năm qua Sở Tư pháp cũng như các quận/huyện, phường/xã đã có nhiều hoạt động triển khai những nội dung mới của luật này như tổ chức hội nghị, tập huấn về sử dụng phần mềm dữ liệu… Nói chung về nhân sự, phương tiện, cơ sở vật chất đã được trang bị đủ. Còn việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài giao về cho quận/huyện, tôi nghĩ người dân được thuận lợi hơn vì không phải dồn hết về một đầu mối là Sở Tư pháp. Việc đi lại của dân sẽ gần hơn, dễ dàng hơn. Về nghiệp vụ, Sở đã có những buổi tập huấn thực hiện Luật Hộ tịch cho cán bộ.Nói chung, tôi cho rằng TP đã chủ động và chuẩn bị kỹ để khi Luật Hộ tịch có hiệu lực thì thực hiện được ngay. Ngay cả lệ phí, Sở Tư pháp cũng đã thống nhất với Sở Tài chính đề xuất TP chấp thuận chủ trương thu theo mức cũ theo Quyết định 103/2007 của UBND TP, không để xảy ra tình trạng phải chờ đợi, bị động.. Ngoài việc chuyển thẩm quyền về quận/huyện theo quy định mới thì việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài còn có thay đổi nào thuận lợi cho dân?+ Theo quy định mới, khâu phỏng vấn trong thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài đã được bỏ. Do đó, thủ tục này giảm gần một nửa thời gian, chỉ còn khoảng 15 ngày.Sở Tư pháp treo bảng thông báo kể từ hôm nay (1-1-2016), thẩm quyền đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài sẽ do UBND quận/huyện đảm trách, thay vì do Sở thực hiện như trước giờ. Ảnh: CẨM TÚ. Một vấn đề hay gặp khi phân cấp thẩm quyền cho địa phương là cách hiểu quy định pháp luật của từng địa phương đôi khi không thống nhất, dẫn đến việc thực hiện khác nhau làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Tình huống này được giải quyết như thế nào?+ Ngoài việc triển khai, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp của toàn TP, Sở Tư pháp còn cử những tổ công tác gồm các cán bộ của Sở để hỗ trợ các quận/huyện thực hiện đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Tôi nghĩ rằng với công tác chuẩn bị như trên sẽ hạn chế tối đa tình trạng mỗi nơi hiểu mỗi kiểu, mỗi nơi làm mỗi khác. Tuy nhiên, những chệch choạc trong giai đoạn triển khai quy định mới cũng sẽ khó tránh khỏi. Khi có vướng mắc, các quận/huyện có thể hỏi ý kiến Sở để được hướng dẫn, nếu ngoài thẩm quyền thì Sở sẽ hỏi Bộ Tư pháp.. Những hồ sơ đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài đã nộp trước 1-1-2016 sẽ chuyển về quận/huyện hay Sở Tư pháp làm tiếp, thưa bà?+ Những hồ sơ này Sở sẽ giải quyết tiếp tục cho hoàn tất nên không có sự cập rập, không mất thời gian luân chuyển rồi chờ đợi cơ quan mới giải quyết. Nói chung người dân không bị xáo trộn hay bị ảnh hưởng bởi quy định mới.. Xin cám ơn bà.Những điểm mới của Luật Hộ tịch- Thủ tục đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài do quận/huyện thực hiện (trước đó do Sở Tư pháp thực hiện).- Cấp giấy khai sinh và số định danh cho người được khai sinh. Số định danh sẽ là số thẻ căn cước công dân sau này. Mỗi công dân có một số định danh khác nhau và được quản lý trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đây là tiền đề để cắt giảm các loại giấy tờ, tạo thuận lợi cho người dân khi giao dịch, thực hiện thủ tục hành chính.- Luật quy định cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để lưu giữ thông tin hộ tịch cá nhân, kết nối để cung cấp thông tin cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.- Giảm thời hạn giải quyết với hầu hết việc hộ tịch.- Cá nhân được đăng ký kết hôn, khai sinh tại nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống mà không phụ thuộc nơi cư trú.
正在翻譯中..