Gần 70 năm qua, hoạt động đối ngoại của Quốc hội đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ tích cực cho ngoại giao Nhà nước và bổ sung cho ngoại giao nhân dân, góp phần quan trọng vào việc thực thi hiệu quả chính sách đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt trong công cuộc Đổi mới toàn diện và tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước.
Dấu ấn đối ngoại Quốc hội
Lịch sử hoạt động đối ngoại của Quốc hội Việt Nam bắt nguồn từ những ngày đầu và gắn liền với công cuộc bảo vệ, xây dựng chính quyền cách mạng của nước Việt Nam mới.
Hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong các nhiệm kỳ tiếp tục được đẩy mạnh, củng cố và mở rộng, góp phần phát huy vai trò, vị thế của Quốc hội Việt Nam trên trường quốc tế, thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và đưa hoạt động ngoại giao nghị viện đi vào chiều sâu.
Ông Ngô Anh Dũng, nguyên đại biểu Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội khóa X, XI, XII, chia sẻ kể từ khi Quốc hội được thành lập tới nay, 70 năm qua hoạt động ngoại giao nghị viện nhằm thực hiện đường lối đối ngoại của Nhà nước. Công tác này đã được triển khai liên tục, với mức độ khác nhau và tính chủ động, hiệu quả từng bước được nâng lên rõ rệt.
Quốc hội tham gia hoạt động tại các Tổ chức Liên nghị viện quốc tế và khu vực, các Diễn đàn Liên nghị viện, các Tổ chức Nghị sỹ hữu nghị, thực hiện những thỏa thuận hợp tác, các chuyến trao đổi đoàn giữa Việt Nam và một số nước. Hầu hết các vị đại biểu Quốc hội đều được huy động với mức độ khác nhau, tham gia vào công tác ngoại giao nghị viện.
Hợp tác song phương giữa Quốc hội Việt Nam với nghị viện các nước diễn ra rất sôi động, ở nhiều cấp độ khác nhau. Hiện nay, Quốc hội Việt Nam có quan hệ đối ngoại với hầu hết nghị viện các nước mà Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao; đặc biệt là quan hệ đối ngoại với Quốc hội các nước láng giềng, quan hệ hữu nghị đặc biệt, bạn bè truyền thống như với Lào và Campuchia, các đối tác chiến lược, các nước trong khu vực ASEAN.
Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao, bạn bè nghị viện các nước trao đổi ngày càng nhiều đoàn các cấp với Việt Nam, trong đó có nhiều đoàn cấp cao của các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, các đối tác ở địa bàn xa xôi tại châu Mỹ La-tinh, hoặc trao đổi với Việt Nam về những chủ đề thời sự như vấn đề xóa đói, giảm nghèo, hội nhập kinh tế quốc tế (các hiệp định thương mại tự do).
Hiện nay, Quốc hội Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn liên minh nghị viện khu vực và thế giới như Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Hội đồng nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA), Diễn đàn nghị sỹ châu Á-Thái Bình Dương (APPF), Hội nghị đối tác Nghị viện Á-Âu (ASEP), Tổ chức nghị viện Pháp ngữ (APF), Hội đồng nghị viện châu Á(APA) và nhiều diễn đàn chuyên đề hoặc các cơ chế hợp tác liên minh nghị viện vùng như Hội nghị thường niên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam.
Kể từ năm 1979 đến nay, Việt Nam đã tham gia tích cực và có trách nhiệm, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), góp phần nâng cao sự hiểu biết và ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Quốc hội đã hai lần đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Nhóm địa chính trị châu Á-Thái Bình Dương và Nhóm ASEAN+3; được bầu vào Ban chấp hành (Cơ quan cao nhất của IPU) nhiệm kỳ 2008-2011; 2015-2019 và là Phó Chủ tịch IPU vào năm 2009.
Với sự tích cực, chủ động, Quốc hội đã đăng cai thành công Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132) vào tháng 3/2015, đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động ngoại giao nghị viện của Việt Nam và là sự kiện trọng đại trong nền ngoại giao Việt Nam nói chung.
Là thành viên của Hội đồng Liên minh Nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA) từ năm 1995 đến nay, Quốc hội đã liên tục tham gia đầy đủ các kỳ họp AIPA, có nhiều đóng góp tích cực đối với AIPA về mặt tổ chức, phương thức hoạt động; đề cao vai trò của AIPA và tăng cường cơ chế phối hợp giữa AIPA và ASEAN, nhất là thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và phát huy vai trò của ASEAN trong các cấu trúc khu vực đang định hình.
Hoạt động đối ngoại của Quốc hội không chỉ dừng lại ở việc tham gia các hoạt động đối ngoại tại các diễn đàn song phương, đa phương mà điều quan trọng hơn cả chính là việc tham gia của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong việc xây dựng, quy hoạch chính sách đối ngoại. Ủy ban Đối ngoại Quốc hội đã tiến hành giám sát việc thực hiện và quản lý nguồn vốn ODA; các giám sát chuyên đề về công tác quản lý biên giới, ngoại vụ địa phương và phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh biên giới...
Đẩy mạnh đối ngoại trong thời kỳ hội nhập quốc tế
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và liên kết khu vực mạnh mẽ hiện nay, hoạt động đối ngoại của Quốc hội với vị trí là một kênh đối ngoại mang tính nhà nước, vừa mang tính nhân dân, đóng vai trò quan trọng trong quá trình song hành cùng Chính phủ, thúc đẩy liên kết khu vực và hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Việc mở rộng hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có nhận thức mới về đối ngoại nói chung và đối ngoại Quốc hội nói riêng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Ngô Đức Mạnh cho rằng cần đẩy mạnh hoạt động đối ngoại của Quốc hội trên cơ sở phát huy vai trò và chức năng của Quốc hội. Từ đó đặt ra yêu cầu Quốc hội phải có những phương thức tiếp cận phù hợp để phát huy hiệu quả hoạt động đối ngoại, giúp Quốc hội thực hiện tốt chức năng lập hiến và lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Bên cạnh đó, đổi mới hoạt động đối ngoại của Quốc hội trên cơ sở phát huy vai trò của Quốc hội trong việc thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Chính vì thế, hoạt động đối ngoại của Quốc hội cần được triển khai theo hướng đảm bảo cho Quốc hội làm tốt nhiệm vụ cụ thể của mình trong việc hoàn thiện luật pháp Việt Nam liên quan đến công tác đối ngoại; phê chuẩn kịp thời những điều ước quốc tế mà Chính phủ đã ký kết; giám sát thực chất và có hiệu quả hoạt động đối ngoại của Chính phủ; nâng cao chất lượng đối ngoại nghị viện cả về song phương lẫn đa phương, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của nước ta sâu rộng hơn nữa.
Đổi mới hoạt động đối ngoại của Quốc hội trên cơ sở đẩy mạnh hoạt động đối ngoại song phương, đa phương, ông Ngô Đức mạnh cho rằng trong xu thế quan hệ quốc tế ngày càng đan xen và tính tùy thuộc ngày càng cao, cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác liên nghị viện trên cả kênh song phương và đa phương, coi trọng cả hai kênh này để bổ sung cần thiết và phát huy hiệu quả mỗi kênh; triển khai đồng bộ và toàn diện hoạt động đối ngoại, xây dựng một nền đối ngoại toàn diện, giúp tạo nên xung lực tổng hợp của các lĩnh vực, loại hình, các kênh đối ngoại trên cơ sở quán triệt đầy đủ, đúng đắn các chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với hoạt động đối ngoại nói chung, đối ngoại của Quốc hội nói riêng.
Đề cao vai trò tích cực, chủ động và trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam trong việc tổ chức, triển khai hoạt động đối ngoại nghị viện; phối hợp nhuần nhuyễn giữa đối ngoại của Quốc hội với ngoại giao Nhà nước và đối ngoại của Đảng, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trên mặt trận đối ngoại.
Cũng theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Ngô Đức Mạnh, trong bối cảnh tình hình thế giới ngày càng có nhiều diễn biến khó lường, phức tạp, những thách thức an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống, an ninh kinh tế, an ninh mạng, vấn đề chủ quyền biển đảo... cần đẩy mạnh các kênh đối ngoại; phối hợp chặt chẽ giữa kênh ngoại giao song phương và đa phương trong tổng thể hoạt động đối ngoại chung của Đảng và Nhà nước; tăng cường hợp tác giữa các quốc gia trên kênh ngoại giao nghị viện, nhất là việc tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết các tranh chấp, nhất là tranh chấp về chủ quyền, biển đảo, thông qua biện pháp hòa bình và các cơ chế hợp tác quốc tế./.
Gần 70 năm qua, hoạt động đối ngoại của Quốc hội đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ tích cực cho ngoại giao Nhà nước và bổ sung cho ngoại giao nhân dân, góp phần quan trọng vào việc thực thi hiệu quả chính sách đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt trong công cuộc Đổi mới toàn diện và tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước.Dấu ấn đối ngoại Quốc hộiLịch sử hoạt động đối ngoại của Quốc hội Việt Nam bắt nguồn từ những ngày đầu và gắn liền với công cuộc bảo vệ, xây dựng chính quyền cách mạng của nước Việt Nam mới.Hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong các nhiệm kỳ tiếp tục được đẩy mạnh, củng cố và mở rộng, góp phần phát huy vai trò, vị thế của Quốc hội Việt Nam trên trường quốc tế, thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và đưa hoạt động ngoại giao nghị viện đi vào chiều sâu.Ông Ngô Anh Dũng, nguyên đại biểu Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội khóa X, XI, XII, chia sẻ kể từ khi Quốc hội được thành lập tới nay, 70 năm qua hoạt động ngoại giao nghị viện nhằm thực hiện đường lối đối ngoại của Nhà nước. Công tác này đã được triển khai liên tục, với mức độ khác nhau và tính chủ động, hiệu quả từng bước được nâng lên rõ rệt.Quốc hội tham gia hoạt động tại các Tổ chức Liên nghị viện quốc tế và khu vực, các Diễn đàn Liên nghị viện, các Tổ chức Nghị sỹ hữu nghị, thực hiện những thỏa thuận hợp tác, các chuyến trao đổi đoàn giữa Việt Nam và một số nước. Hầu hết các vị đại biểu Quốc hội đều được huy động với mức độ khác nhau, tham gia vào công tác ngoại giao nghị viện.Hợp tác song phương giữa Quốc hội Việt Nam với nghị viện các nước diễn ra rất sôi động, ở nhiều cấp độ khác nhau. Hiện nay, Quốc hội Việt Nam có quan hệ đối ngoại với hầu hết nghị viện các nước mà Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao; đặc biệt là quan hệ đối ngoại với Quốc hội các nước láng giềng, quan hệ hữu nghị đặc biệt, bạn bè truyền thống như với Lào và Campuchia, các đối tác chiến lược, các nước trong khu vực ASEAN.Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao, bạn bè nghị viện các nước trao đổi ngày càng nhiều đoàn các cấp với Việt Nam, trong đó có nhiều đoàn cấp cao của các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, các đối tác ở địa bàn xa xôi tại châu Mỹ La-tinh, hoặc trao đổi với Việt Nam về những chủ đề thời sự như vấn đề xóa đói, giảm nghèo, hội nhập kinh tế quốc tế (các hiệp định thương mại tự do).Hiện nay, Quốc hội Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn liên minh nghị viện khu vực và thế giới như Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Hội đồng nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA), Diễn đàn nghị sỹ châu Á-Thái Bình Dương (APPF), Hội nghị đối tác Nghị viện Á-Âu (ASEP), Tổ chức nghị viện Pháp ngữ (APF), Hội đồng nghị viện châu Á(APA) và nhiều diễn đàn chuyên đề hoặc các cơ chế hợp tác liên minh nghị viện vùng như Hội nghị thường niên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam.Kể từ năm 1979 đến nay, Việt Nam đã tham gia tích cực và có trách nhiệm, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), góp phần nâng cao sự hiểu biết và ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Quốc hội đã hai lần đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Nhóm địa chính trị châu Á-Thái Bình Dương và Nhóm ASEAN+3; được bầu vào Ban chấp hành (Cơ quan cao nhất của IPU) nhiệm kỳ 2008-2011; 2015-2019 và là Phó Chủ tịch IPU vào năm 2009.
Với sự tích cực, chủ động, Quốc hội đã đăng cai thành công Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132) vào tháng 3/2015, đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động ngoại giao nghị viện của Việt Nam và là sự kiện trọng đại trong nền ngoại giao Việt Nam nói chung.
Là thành viên của Hội đồng Liên minh Nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA) từ năm 1995 đến nay, Quốc hội đã liên tục tham gia đầy đủ các kỳ họp AIPA, có nhiều đóng góp tích cực đối với AIPA về mặt tổ chức, phương thức hoạt động; đề cao vai trò của AIPA và tăng cường cơ chế phối hợp giữa AIPA và ASEAN, nhất là thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và phát huy vai trò của ASEAN trong các cấu trúc khu vực đang định hình.
Hoạt động đối ngoại của Quốc hội không chỉ dừng lại ở việc tham gia các hoạt động đối ngoại tại các diễn đàn song phương, đa phương mà điều quan trọng hơn cả chính là việc tham gia của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong việc xây dựng, quy hoạch chính sách đối ngoại. Ủy ban Đối ngoại Quốc hội đã tiến hành giám sát việc thực hiện và quản lý nguồn vốn ODA; các giám sát chuyên đề về công tác quản lý biên giới, ngoại vụ địa phương và phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh biên giới...
Đẩy mạnh đối ngoại trong thời kỳ hội nhập quốc tế
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và liên kết khu vực mạnh mẽ hiện nay, hoạt động đối ngoại của Quốc hội với vị trí là một kênh đối ngoại mang tính nhà nước, vừa mang tính nhân dân, đóng vai trò quan trọng trong quá trình song hành cùng Chính phủ, thúc đẩy liên kết khu vực và hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Việc mở rộng hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có nhận thức mới về đối ngoại nói chung và đối ngoại Quốc hội nói riêng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Ngô Đức Mạnh cho rằng cần đẩy mạnh hoạt động đối ngoại của Quốc hội trên cơ sở phát huy vai trò và chức năng của Quốc hội. Từ đó đặt ra yêu cầu Quốc hội phải có những phương thức tiếp cận phù hợp để phát huy hiệu quả hoạt động đối ngoại, giúp Quốc hội thực hiện tốt chức năng lập hiến và lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Bên cạnh đó, đổi mới hoạt động đối ngoại của Quốc hội trên cơ sở phát huy vai trò của Quốc hội trong việc thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Chính vì thế, hoạt động đối ngoại của Quốc hội cần được triển khai theo hướng đảm bảo cho Quốc hội làm tốt nhiệm vụ cụ thể của mình trong việc hoàn thiện luật pháp Việt Nam liên quan đến công tác đối ngoại; phê chuẩn kịp thời những điều ước quốc tế mà Chính phủ đã ký kết; giám sát thực chất và có hiệu quả hoạt động đối ngoại của Chính phủ; nâng cao chất lượng đối ngoại nghị viện cả về song phương lẫn đa phương, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của nước ta sâu rộng hơn nữa.
Đổi mới hoạt động đối ngoại của Quốc hội trên cơ sở đẩy mạnh hoạt động đối ngoại song phương, đa phương, ông Ngô Đức mạnh cho rằng trong xu thế quan hệ quốc tế ngày càng đan xen và tính tùy thuộc ngày càng cao, cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác liên nghị viện trên cả kênh song phương và đa phương, coi trọng cả hai kênh này để bổ sung cần thiết và phát huy hiệu quả mỗi kênh; triển khai đồng bộ và toàn diện hoạt động đối ngoại, xây dựng một nền đối ngoại toàn diện, giúp tạo nên xung lực tổng hợp của các lĩnh vực, loại hình, các kênh đối ngoại trên cơ sở quán triệt đầy đủ, đúng đắn các chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với hoạt động đối ngoại nói chung, đối ngoại của Quốc hội nói riêng.
Đề cao vai trò tích cực, chủ động và trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam trong việc tổ chức, triển khai hoạt động đối ngoại nghị viện; phối hợp nhuần nhuyễn giữa đối ngoại của Quốc hội với ngoại giao Nhà nước và đối ngoại của Đảng, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trên mặt trận đối ngoại.
Cũng theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Ngô Đức Mạnh, trong bối cảnh tình hình thế giới ngày càng có nhiều diễn biến khó lường, phức tạp, những thách thức an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống, an ninh kinh tế, an ninh mạng, vấn đề chủ quyền biển đảo... cần đẩy mạnh các kênh đối ngoại; phối hợp chặt chẽ giữa kênh ngoại giao song phương và đa phương trong tổng thể hoạt động đối ngoại chung của Đảng và Nhà nước; tăng cường hợp tác giữa các quốc gia trên kênh ngoại giao nghị viện, nhất là việc tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết các tranh chấp, nhất là tranh chấp về chủ quyền, biển đảo, thông qua biện pháp hòa bình và các cơ chế hợp tác quốc tế./.
正在翻譯中..