Trang mạng của tờ Bangkok Post ngày 28/12 đăng bài viết về tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam, trong đó cho rằng thời kỳ “chờ xem” ở Việt Nam đã qua, và hiện là lúc các nhà đầu tư nên bước vào kinh doanh tại nền kinh tế đang được coi là hứa hẹn ở Đông Nam Á.
Với kết quả tăng trưởng năm 2015 đạt 6,68%, đất nước 92 triệu dân trong những năm gần đây đã trở thành nam châm thu hút các nhà đầu tư toàn cầu nhờ tích cực cải thiện các quan hệ đối ngoại, đưa ra các chính sách tạo thuận lợi cho kinh doanh và ký kết được nhiều thỏa thuận thương mại.
Theo bài báo, quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan được tăng cường dự kiến sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho cả hai nước đồng thời đảm bảo cho bước chuyển tiếp vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) diễn ra suôn sẻ.
Phát biểu tại cuộc hội thảo “Bangkok - Thành phố Hồ Chí Minh: Cây cầu Kết nối Con đường Tơ lụa ASEAN” được tổ chức gần đây, ông Sanan Angubolkul, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Thái Lan-Việt Nam khẳng định: "Việt Nam cùng Thái Lan có thể tạo nên một sức mạnh kinh tế to lớn và trở thành nguồn động lực tăng trưởng cho Đông Nam Á."
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đã đánh giá cao các cơ hội để các nhà đầu tư Thái Lan và Việt Nam tăng cường hợp tác và khai thác trọn vẹn tiềm năng kinh tế của hai nước.
Bài báo nhận định Việt Nam hiện được coi là điểm đến đầu tư tiếp theo trên toàn cầu. Một trong những nguyên nhân chính là chi phí lao động gia tăng và những quy định phức tạp ở Trung Quốc khiến các nhà đầu tư phải cân nhắc lại các chiến lược phát triển kinh doanh của mình.
Với lực lượng lao động trẻ và năng động chiếm tới 70% dân số, Việt Nam nổi lên hàng đầu khu vực về chi phí sản xuất thấp - chỉ bằng một nửa so với ở Trung Quốc và bằng 40% ở Thái Lan và Philippines.
Nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhờ động lực xuất khẩu tích cực trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy yếu. Trong khi các nước dựa vào xuất khẩu khác phải chịu tổn hại, Việt Nam vẫn có thể duy trì được mức tăng trưởng mạnh mẽ trên 6%.
Theo ông Sanan, là nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, Thái Lan có thể chia sẻ những công nghệ tiên tiến và những kỹ năng kinh doanh bởi phần lớn các công nghệ sản xuất công nghiệp đang được áp dụng ở Việt Nam hiện vẫn đơn giản hơn so với công nghệ Thái Lan.
Ông kêu gọi các nhà đầu tư Thái Lan đừng ngại khởi sự kinh doanh ở Việt Nam bởi "Chính phủ Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh tháo gỡ bế tắc kinh doanh, hoàn thiện hạ tầng và hành lang kinh tế để giá cả nguồn cung rẻ hơn nhiều."
Ông cũng nói thêm rằng Thái Lan cùng Việt Nam có thể tăng cường sự hợp tác ở khu vực Tiểu vùng Mê Công (GMS) - khu vực kinh tế bao trùm phía Nam Trung Quốc cùng với Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar.
Theo ông, GMS có tiềm năng to lớn, với tổng dân số 326 triệu người, trong đó Việt Nam và Thái Lan sẽ trở thành những trụ cột kinh tế cho hợp tác kinh tế ở khu vực này.
Trong khi đó, ông Vikrom Kromadit, người sáng lập và là Giám đốc điều hành Công ty phát triển hạ tầng công nghiệp Amata, cho rằng Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) của Việt Nam đã tăng với tốc độ ấn tượng trong những năm qua nhờ có sự ổn định về chính trị và lực lượng lao động cần cù.
Ông nhấn mạnh: “Việt Nam đang nhanh chóng bắt kịp các nền kinh tế lớn hơn, nâng GDP của mình từ mức bằng 1/3 lên mức bằng 1/2 GDP của Thái Lan trong chưa đầy một thập kỷ.”
Bài viết dẫn số liệu thống kê cho thấy trong 5 năm qua, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp đôi. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 18% kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo là Nhật Bản và Trung Quốc với 11%. Các thị trường xuất khẩu lớn khác là Hàn Quốc (chiếm 5%), Malaysia và Đức (cùng 4%).
Về nhập khẩu, Trung Quốc chiếm 27% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, tiếp đến là Hàn Quốc (15%), Nhật Bản (9%), Đài Loan (8%), Thái Lan và Singapore (cùng 6%).
Trong 10 nước thành viên ASEAN, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Thái Lan và đứng thứ 10 trên thế giới. Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan trong năm 2014 đạt 12 tỷ USD, tăng 13%, và dự kiến sẽ đạt tới 20 tỷ USD vào năm 2020. Thặng dư thương mại nghiêng về phía Thái Lan với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 8 tỷ USD./.
Trang mạng của tờ Bangkok Post ngày 28/12 đăng bài viết về tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam, trong đó cho rằng thời kỳ “chờ xem” ở Việt Nam đã qua, và hiện là lúc các nhà đầu tư nên bước vào kinh doanh tại nền kinh tế đang được coi là hứa hẹn ở Đông Nam Á.Với kết quả tăng trưởng năm 2015 đạt 6,68%, đất nước 92 triệu dân trong những năm gần đây đã trở thành nam châm thu hút các nhà đầu tư toàn cầu nhờ tích cực cải thiện các quan hệ đối ngoại, đưa ra các chính sách tạo thuận lợi cho kinh doanh và ký kết được nhiều thỏa thuận thương mại.Theo bài báo, quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan được tăng cường dự kiến sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho cả hai nước đồng thời đảm bảo cho bước chuyển tiếp vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) diễn ra suôn sẻ.Phát biểu tại cuộc hội thảo “Bangkok - Thành phố Hồ Chí Minh: Cây cầu Kết nối Con đường Tơ lụa ASEAN” được tổ chức gần đây, ông Sanan Angubolkul, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Thái Lan-Việt Nam khẳng định: "Việt Nam cùng Thái Lan có thể tạo nên một sức mạnh kinh tế to lớn và trở thành nguồn động lực tăng trưởng cho Đông Nam Á."Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đã đánh giá cao các cơ hội để các nhà đầu tư Thái Lan và Việt Nam tăng cường hợp tác và khai thác trọn vẹn tiềm năng kinh tế của hai nước.Bài báo nhận định Việt Nam hiện được coi là điểm đến đầu tư tiếp theo trên toàn cầu. Một trong những nguyên nhân chính là chi phí lao động gia tăng và những quy định phức tạp ở Trung Quốc khiến các nhà đầu tư phải cân nhắc lại các chiến lược phát triển kinh doanh của mình.Với lực lượng lao động trẻ và năng động chiếm tới 70% dân số, Việt Nam nổi lên hàng đầu khu vực về chi phí sản xuất thấp - chỉ bằng một nửa so với ở Trung Quốc và bằng 40% ở Thái Lan và Philippines.Nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhờ động lực xuất khẩu tích cực trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy yếu. Trong khi các nước dựa vào xuất khẩu khác phải chịu tổn hại, Việt Nam vẫn có thể duy trì được mức tăng trưởng mạnh mẽ trên 6%.Theo ông Sanan, là nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, Thái Lan có thể chia sẻ những công nghệ tiên tiến và những kỹ năng kinh doanh bởi phần lớn các công nghệ sản xuất công nghiệp đang được áp dụng ở Việt Nam hiện vẫn đơn giản hơn so với công nghệ Thái Lan.Ông kêu gọi các nhà đầu tư Thái Lan đừng ngại khởi sự kinh doanh ở Việt Nam bởi "Chính phủ Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh tháo gỡ bế tắc kinh doanh, hoàn thiện hạ tầng và hành lang kinh tế để giá cả nguồn cung rẻ hơn nhiều."Ông cũng nói thêm rằng Thái Lan cùng Việt Nam có thể tăng cường sự hợp tác ở khu vực Tiểu vùng Mê Công (GMS) - khu vực kinh tế bao trùm phía Nam Trung Quốc cùng với Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar.Theo ông, GMS có tiềm năng to lớn, với tổng dân số 326 triệu người, trong đó Việt Nam và Thái Lan sẽ trở thành những trụ cột kinh tế cho hợp tác kinh tế ở khu vực này.Trong khi đó, ông Vikrom Kromadit, người sáng lập và là Giám đốc điều hành Công ty phát triển hạ tầng công nghiệp Amata, cho rằng Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) của Việt Nam đã tăng với tốc độ ấn tượng trong những năm qua nhờ có sự ổn định về chính trị và lực lượng lao động cần cù.Ông nhấn mạnh: “Việt Nam đang nhanh chóng bắt kịp các nền kinh tế lớn hơn, nâng GDP của mình từ mức bằng 1/3 lên mức bằng 1/2 GDP của Thái Lan trong chưa đầy một thập kỷ.”Bài viết dẫn số liệu thống kê cho thấy trong 5 năm qua, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp đôi. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 18% kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo là Nhật Bản và Trung Quốc với 11%. Các thị trường xuất khẩu lớn khác là Hàn Quốc (chiếm 5%), Malaysia và Đức (cùng 4%).Về nhập khẩu, Trung Quốc chiếm 27% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, tiếp đến là Hàn Quốc (15%), Nhật Bản (9%), Đài Loan (8%), Thái Lan và Singapore (cùng 6%).Trong 10 nước thành viên ASEAN, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Thái Lan và đứng thứ 10 trên thế giới. Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan trong năm 2014 đạt 12 tỷ USD, tăng 13%, và dự kiến sẽ đạt tới 20 tỷ USD vào năm 2020. Thặng dư thương mại nghiêng về phía Thái Lan với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 8 tỷ USD./.
正在翻譯中..