2.2. Xác định sâu mọt sống
2.2.1. Xác định sâu mọt sống ngoài hạt
a) Dụng cụ
- Cân kỹ thuật chính xác 0,01 g;
- Sàng hai lớp có đáy và nắp có đường kính lỗ lớp trên là 3,5mm, lớp dưới 2mm;
- Thước gỗ;
- Cặp kim loại;
- Kính lúp có độ phóng đại 10 lần;
- Khay men trắng hình chữ nhật hoặc giấy trắng.
b) Tiến hành thử
Dùng thước gỗ trộn và dàn mỏng lạc quả (hay lạc hạt) từ mẫu trung bình, chia chéo để lấy 200g cho vào lớp sàng trên cùng, đậy nắp lại, lắc sàng theo chiều tròn khoảng 2 phút, đổ ngăn sàng dưới và đáy sàng ra hai khay men hoặc 2 tờ giấy trắng. Dùng cặp kim loại gắp và đếm tất cả số sâu mọt sống.
Dùng kính lúp soi để tìm các dạng sống khác nhau của sâu mọt.
Cần chú ý đến số sâu mọt sống có thể bay ra ở lớp sàng trên cùng.
2.2.2. Xác định sâu mọt nằm trong hạt
a) Dụng cụ
- Cân kỹ thuật chính xác 0,01 g;
- Dao nhỏ mỏng lưỡi và sắc;
- Cặp kim loại;
- Khay men trắng hình chữ nhật hoặc giấy trắng.
b) Tiến hành thử
Cân khoảng 25g lạc quả hay lạc hạt từ mẫu đã sàng ở mục 2.2.1, dùng cặp kim loại chọn và gắp các hạt nghi bị mọt riêng ra, dùng dao cắt đôi hạt nghi bị mọt để xác định sâu non bên trong. Đếm số sâu mọt có trong hạt lạc.
2.2.3 Tính kết quả của mức sâu mọt trong 1 kg hạt
Số sâu mọt sống có trong 1 kg hạt (X2) tính theo công thức: