Nhà nước pháp quyền, với định nghĩa căn bản nhất là không có ai ở trên luật hay ngoài luật, mà mọi người phải tuân theo pháp luật. Một nguyên tắc bắt nguồn một cách logic từ ý tưởng cho rằng sự thật, cũng như luật, đều dựa trên những nguyên tắc căn bản có thể được phát hiện ra nhưng không thể được tạo ra theo ước muốn.
Có lẽ ứng dụng quan trọng nhất của pháp quyền là nguyên tắc rằng chính quyền chỉ thực thi quyền hành một cách hợp pháp theo các luật được soạn thảo ra và phát hành rộng rãi. Những luật đó được thông qua và thực thi theo đúng các bước được gọi là thủ tục pháp lý. Nguyên tắc này nhằm mục đích ngăn ngừa sự cai trị độc đoán dù cho đó là lãnh đạo chuyên quyền hay quần chúng lãnh đạo. Chính vì vậy, pháp quyền chống lại cả chế độ độc tài lẫn tình trạng vô chính phủ. Samuel Rutherford là một trong những tác giả đương đại đưa ra nguyên tắc đó những nền tảng lý thuyết trong cuốn Lex, Rex (1644), và sau này là Montesquieu trong cuốn Tinh thần Pháp luật xuất bản năm 1748.
Ở Châu Âu đại lục và tư tưởng pháp lý, pháp quyền thường, nhưng không phải luôn luôn, có liên hệ với Rechtsstaat (Nhà nước pháp quyền - Đức). Theo tư tưởng những người Châu Mỹ Anglo, pháp quyền có quan hệ mật thiết với tam quyền phân lập, tính chắc chắn của pháp lý, nguyên tắc ước muốn hợp pháp và bình đẳng của mọi người trước pháp luật.
Khái niệm đó không có gì tranh cãi và nó được truyền rằng cụm từ 'Pháp quyền' đã trở thành vô nghĩa do sự lạm dụng của ý thức hệ và việc dùng quá mức chung chung.[1]