Sau một thời gian dài xây dựng, Thông tư liên tịch quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước (số 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC ngày 30/12/2015, gọi tắt là Thông tư liên tịch 27) đã được liên Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban hành sáng 30/12 tại Hà Nội.
Có hiệu lực từ ngày 15/2/2016, Thông tư liên tịch 27 được ban hành nhằm trao quyền chủ động cho chủ nhiệm nhiệm vụ và tổ chức chủ trì trong việc sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ; đơn giản, thuận lợi hơn cho các chủ nhiệm nhiệm vụ và tổ chức chủ trì trong việc thực hiện các thủ tục thanh quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ.
Các đổi mới trong thông tư này phải kể đến phương thức khoán chi. Thứ nhất là Khoán chi đến sản phẩm cuối cùng, áp dụng đối với các nhiệm vụ được xác định rõ tên sản phẩm cụ thể; chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm, đơn vị đo, mức chất lượng hoặc yêu cầu khoa học cần đạt được; số lượng quy mô sản phẩm tạo ra; địa chỉ ứng dụng; có tổng dự toán các khoản chi sửa chữa, mua sắm tài sản, đoàn ra không quá 01 tỷ đồng.
Phương thức thứ hai là Khoán chi từng phần, áp dụng đối với các nhiệm vụ không đủ điều kiện khoán chi đến sản phẩm cuối cùng. Trong khoán chi từng phần, cơ bản các nội dung kinh phí được thực hiện khoán chi (tiền công, hội thảo, công tác trong nước…); chỉ không khoán chi đối với các nội dung mua nguyên nhiên, vật liệu, phụ tùng chưa được ban hành định mức kinh tế kỹ thuật; sửa chữa, mua sắm tài sản cố định, đoàn ra.
Sau một thời gian dài xây dựng, Thông tư liên tịch quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước (số 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC ngày 30/12/2015, gọi tắt là Thông tư liên tịch 27) đã được liên Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban hành sáng 30/12 tại Hà Nội.Có hiệu lực từ ngày 15/2/2016, Thông tư liên tịch 27 được ban hành nhằm trao quyền chủ động cho chủ nhiệm nhiệm vụ và tổ chức chủ trì trong việc sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ; đơn giản, thuận lợi hơn cho các chủ nhiệm nhiệm vụ và tổ chức chủ trì trong việc thực hiện các thủ tục thanh quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ. Các đổi mới trong thông tư này phải kể đến phương thức khoán chi. Thứ nhất là Khoán chi đến sản phẩm cuối cùng, áp dụng đối với các nhiệm vụ được xác định rõ tên sản phẩm cụ thể; chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm, đơn vị đo, mức chất lượng hoặc yêu cầu khoa học cần đạt được; số lượng quy mô sản phẩm tạo ra; địa chỉ ứng dụng; có tổng dự toán các khoản chi sửa chữa, mua sắm tài sản, đoàn ra không quá 01 tỷ đồng.Phương thức thứ hai là Khoán chi từng phần, áp dụng đối với các nhiệm vụ không đủ điều kiện khoán chi đến sản phẩm cuối cùng. Trong khoán chi từng phần, cơ bản các nội dung kinh phí được thực hiện khoán chi (tiền công, hội thảo, công tác trong nước…); chỉ không khoán chi đối với các nội dung mua nguyên nhiên, vật liệu, phụ tùng chưa được ban hành định mức kinh tế kỹ thuật; sửa chữa, mua sắm tài sản cố định, đoàn ra.
正在翻譯中..
![](//zhcntimg.ilovetranslation.com/pic/loading_3.gif?v=b9814dd30c1d7c59_8619)