Rồi người ta rầm lên dư luận Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình không phải là một gương mặt may mắn với giới tài chính ngân hàng!? Bởi dưới trào của ông, chưa bao giờ số lãnh đạo, từ cấp cao đến lãnh đạo chi nhánh ngân hàng lại bị khởi tố bị bắt, người lẫn tiền bị thất thoát nhiều như thế? Hàng chục vị, cộm cán có Bầu Kiên và dàn lãnh đạo ngân hàng ACB; Loại tép riu nhưng có sức hủy hoại nhiều tỷ đồng như dàn bộ sậu của VietinBank Trà Vinh cũng có.
Trên diễn đàn chất vấn của QH, cử tri đã quá quen với một số tư lệnh ngành, những vị bộ trưởng khôn khéo ẩn nhẫn với những lời nói khiêm nhường quen thuộc nhưng khá lọt tai chúng tôi xin chân thành tiếp thu và khẩn trương xem xét chấn chỉnh kịp thời!
Ông Bình có lặp lại điệp khúc ấy không? Có! Và không chỉ một lần. Ở các phiên điều trần trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Rồi trước ĐBQH cùng cử tri trong các phiên chất vấn công khai tại hHội trường có truyền hình trực tiếp. Và ông cũng theo, cũng học được phương pháp gần như đánh đố và ... thách thức ngầm của một vài tư lệnh ngành rằng xin các ĐBQH cung cấp cho chúng tôi ngay ra đây những địa chỉ cụ thể, những cá nhân, đơn vị nào tiêu cực để chúng tôi xử lý! Tương tự như thế, ông xin chỉ cho ngành những doanh nghiệp nào tốt hoặc tương đối sạch sẽ thôi, nhưng vì lý do nào đó chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, chúng tôi sẽ khẩn trương xem xét ngay!
Nhưng vị tư lệnh Ngân hàng này, như nhiều nhận xét rằng khôn đấy nhưng chưa ngoan? (Ngoan là na ná việc thành khẩn nhận khuyết điểm, chân thành tiếp thu và hứa tích cực sửa chữa vv...). Bằng cớ, ông đã nhiệt thành làm cái việc là giải trình, giải trình và... giải trình. Giải trình, tóm lại là giải thích cùng trình bày để bàn dân thiên hạ không những mang máng mà tường sâu thêm những khó khăn và hệ lụy của một hệ thống tiền tệ không nhịp bước và song hành với nền kinh tế. Rằng tại sao NHNN lại không mấy mặn mà và chậm trễ với việc kéo giá vàng trong nước cho sát giá vàng quốc tế? vv... và vv...
Lại nữa, nếu giải trình theo kiểu thích đến đâu thì giải đến đấy theo kiểu thô mộc dài dòng, mất thời gian thì ngay tức khắc, người điều hành phiên họp sẽ rung chuông nhắc nhở thậm chí cắt ngang. Nhưng chết cái, có thể ông chưa được khôn ngoan nhưng lại khéo?
Dường như vẻ tự tin của ông không phải là cố? Như một thứ bản năng? Tự tin vào kiến thức vào cung cách tháo gỡ. Vẻ tự tin của ông như truyền đi thông điệp rằng, cái đúng bao giờ cũng có sự lan tỏa. Người ta đồ rằng ông này có khiếu hùng biện chứ chả chơi?
Ngẫm thêm, nếu ông Bình thử lập cập, thử lúng túng thậm chí... nghẹn ngào một chút, có lẽ hiệu ứng sẽ khác? Nhưng với ông, liền mạch trên diễn đàn như thế là âm hưởng chủ đạo xuyên suốt của sự bình tĩnh tự tin và duyên dáng lọt tai.
Rằng hay thì thật là hay. Hay nhưng cốt lõi của cuộc chất vấn là doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận nguồn vốn, rằng chỉ số lạm phát cao sẽ được điều chỉnh như thế nào? Rồi giá vàng trong nước cứ vùn vụt tăng. Cái rổ, cái giỏ của các bà nội trợ dường như có cả thỏi vàng độc quyền SJC của ngân hàng trong đó? Sinh hoạt của quốc gia này đang trong tình trạng vàng hóa. Rồi nợ xấu liên tục phát sinh vv...
Thẳng thắn, thêm chút bức xúc và cả mỉa mai, có ĐBQH bộc trực theo kiểu bực mình rằng Thống đốc nói thì hay đấy nhưng đừng tưởng dân chúng tôi không biết gì? Rằng dường như Thống đốc trình bày theo logic của Thống đốc chứ không trình bày theo logic của cuộc sống!
Cái gì cũng có giá của nó? Thôi thì tất tật đồ ăn vật dụng cùng vô khối những sinh hoạt thường nhật, nói nhẹ thì có hình ảnh ông thủ lĩnh ngành ngân hàng bảng lảng thấp thoáng, nói nặng thì “chường mặt” trong đó.
Sự kiện ngày 11/6/2013, khi 489 ĐBQH bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt do QH bầu hoặc phê chuẩn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình có tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp cao nhất, với 209 phiếu. (Cụ thể ông được 88 phiếu tín nhiệm cao, 194 phiếu tín nhiệm và 209 phiếu tín nhiệm thấp).
Bây giờ thiên hạ đang sục sôi sự kiện tay bác sĩ bất lương ở Thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác bệnh nhân xuống sông cùng chuyện ngành y tế đang hứng chịu những búa rìu này khác. Rồi rầm lên cái ý kiến bà Bộ trưởng Y tế nên từ chức.
Tôi chợt nhớ buổi họp báo thường kỳ (chứ không phải bất thường) của Chính phủ về nhiều sự kiện khác, nhân có người hỏi về việc này, ông Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã bình tĩnh: “Không phải cứ mỗi khi xảy ra một sự việc cụ thể thì một bộ trưởng phải nghĩ ngay đến việc từ chức hay không từ chức. Điều đầu tiên phải nghĩ là tại sao tình hình lại như vậy, do chủ quan của ngành mình hay do khách quan, do thời kì mình chỉ đạo hay do nhiều thời kì dồn lại? Và điều quan trọng nhất là cần có quyết tâm và lộ trình kế hoạch để khắc chế cùng hoá giải tình hình. Tôi tin rằng nếu không phải tất cả thì đại đa số các bộ trưởng đều cho rằng nên như thế”.
Tất nhiên ngành Y tế sẽ có cách làm riêng của họ, trong đó có cả những động thái mất bò mới lo làm chuồng là vội rà soát kiểm tra các cơ sở hành nghề giải phẫu thẩm mỹ. Câu chuyện của ngành Y tế hẳn
Rồi người ta rầm lên dư luận Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình không phải là một gương mặt may mắn với giới tài chính ngân hàng!? Bởi dưới trào của ông, chưa bao giờ số lãnh đạo, từ cấp cao đến lãnh đạo chi nhánh ngân hàng lại bị khởi tố bị bắt, người lẫn tiền bị thất thoát nhiều như thế? Hàng chục vị, cộm cán có Bầu Kiên và dàn lãnh đạo ngân hàng ACB; Loại tép riu nhưng có sức hủy hoại nhiều tỷ đồng như dàn bộ sậu của VietinBank Trà Vinh cũng có.Trên diễn đàn chất vấn của QH, cử tri đã quá quen với một số tư lệnh ngành, những vị bộ trưởng khôn khéo ẩn nhẫn với những lời nói khiêm nhường quen thuộc nhưng khá lọt tai chúng tôi xin chân thành tiếp thu và khẩn trương xem xét chấn chỉnh kịp thời!Ông Bình có lặp lại điệp khúc ấy không? Có! Và không chỉ một lần. Ở các phiên điều trần trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Rồi trước ĐBQH cùng cử tri trong các phiên chất vấn công khai tại hHội trường có truyền hình trực tiếp. Và ông cũng theo, cũng học được phương pháp gần như đánh đố và ... thách thức ngầm của một vài tư lệnh ngành rằng xin các ĐBQH cung cấp cho chúng tôi ngay ra đây những địa chỉ cụ thể, những cá nhân, đơn vị nào tiêu cực để chúng tôi xử lý! Tương tự như thế, ông xin chỉ cho ngành những doanh nghiệp nào tốt hoặc tương đối sạch sẽ thôi, nhưng vì lý do nào đó chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, chúng tôi sẽ khẩn trương xem xét ngay!Nhưng vị tư lệnh Ngân hàng này, như nhiều nhận xét rằng khôn đấy nhưng chưa ngoan? (Ngoan là na ná việc thành khẩn nhận khuyết điểm, chân thành tiếp thu và hứa tích cực sửa chữa vv...). Bằng cớ, ông đã nhiệt thành làm cái việc là giải trình, giải trình và... giải trình. Giải trình, tóm lại là giải thích cùng trình bày để bàn dân thiên hạ không những mang máng mà tường sâu thêm những khó khăn và hệ lụy của một hệ thống tiền tệ không nhịp bước và song hành với nền kinh tế. Rằng tại sao NHNN lại không mấy mặn mà và chậm trễ với việc kéo giá vàng trong nước cho sát giá vàng quốc tế? vv... và vv...Lại nữa, nếu giải trình theo kiểu thích đến đâu thì giải đến đấy theo kiểu thô mộc dài dòng, mất thời gian thì ngay tức khắc, người điều hành phiên họp sẽ rung chuông nhắc nhở thậm chí cắt ngang. Nhưng chết cái, có thể ông chưa được khôn ngoan nhưng lại khéo?Dường như vẻ tự tin của ông không phải là cố? Như một thứ bản năng? Tự tin vào kiến thức vào cung cách tháo gỡ. Vẻ tự tin của ông như truyền đi thông điệp rằng, cái đúng bao giờ cũng có sự lan tỏa. Người ta đồ rằng ông này có khiếu hùng biện chứ chả chơi?Ngẫm thêm, nếu ông Bình thử lập cập, thử lúng túng thậm chí... nghẹn ngào một chút, có lẽ hiệu ứng sẽ khác? Nhưng với ông, liền mạch trên diễn đàn như thế là âm hưởng chủ đạo xuyên suốt của sự bình tĩnh tự tin và duyên dáng lọt tai.Rằng hay thì thật là hay. Hay nhưng cốt lõi của cuộc chất vấn là doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận nguồn vốn, rằng chỉ số lạm phát cao sẽ được điều chỉnh như thế nào? Rồi giá vàng trong nước cứ vùn vụt tăng. Cái rổ, cái giỏ của các bà nội trợ dường như có cả thỏi vàng độc quyền SJC của ngân hàng trong đó? Sinh hoạt của quốc gia này đang trong tình trạng vàng hóa. Rồi nợ xấu liên tục phát sinh vv...Thẳng thắn, thêm chút bức xúc và cả mỉa mai, có ĐBQH bộc trực theo kiểu bực mình rằng Thống đốc nói thì hay đấy nhưng đừng tưởng dân chúng tôi không biết gì? Rằng dường như Thống đốc trình bày theo logic của Thống đốc chứ không trình bày theo logic của cuộc sống!Cái gì cũng có giá của nó? Thôi thì tất tật đồ ăn vật dụng cùng vô khối những sinh hoạt thường nhật, nói nhẹ thì có hình ảnh ông thủ lĩnh ngành ngân hàng bảng lảng thấp thoáng, nói nặng thì “chường mặt” trong đó.Sự kiện ngày 11/6/2013, khi 489 ĐBQH bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt do QH bầu hoặc phê chuẩn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình có tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp cao nhất, với 209 phiếu. (Cụ thể ông được 88 phiếu tín nhiệm cao, 194 phiếu tín nhiệm và 209 phiếu tín nhiệm thấp).Bây giờ thiên hạ đang sục sôi sự kiện tay bác sĩ bất lương ở Thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác bệnh nhân xuống sông cùng chuyện ngành y tế đang hứng chịu những búa rìu này khác. Rồi rầm lên cái ý kiến bà Bộ trưởng Y tế nên từ chức.Tôi chợt nhớ buổi họp báo thường kỳ (chứ không phải bất thường) của Chính phủ về nhiều sự kiện khác, nhân có người hỏi về việc này, ông Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã bình tĩnh: “Không phải cứ mỗi khi xảy ra một sự việc cụ thể thì một bộ trưởng phải nghĩ ngay đến việc từ chức hay không từ chức. Điều đầu tiên phải nghĩ là tại sao tình hình lại như vậy, do chủ quan của ngành mình hay do khách quan, do thời kì mình chỉ đạo hay do nhiều thời kì dồn lại? Và điều quan trọng nhất là cần có quyết tâm và lộ trình kế hoạch để khắc chế cùng hoá giải tình hình. Tôi tin rằng nếu không phải tất cả thì đại đa số các bộ trưởng đều cho rằng nên như thế”.Tất nhiên ngành Y tế sẽ có cách làm riêng của họ, trong đó có cả những động thái mất bò mới lo làm chuồng là vội rà soát kiểm tra các cơ sở hành nghề giải phẫu thẩm mỹ. Câu chuyện của ngành Y tế hẳn
正在翻譯中..
![](//zhcntimg.ilovetranslation.com/pic/loading_3.gif?v=b9814dd30c1d7c59_8619)