Điều 3. Cam kết chung
3.1. Trách nhiệm của chủ kho.
- Trên cơ sở giấy tờ của chủ hàng cung cấp như vận đơn (bill of loading), phiếu đóng gói (packing list) và
các giấy tờ có liên quan, chủ kho phải hoàn thành thủ tục hải quan và các thủ tục khác để tiếp nhận hàng hóa
từ cảng về kho ngoại quan, thực hiện việc đóng hàng rời vào bao dưới sự giám sát của cán bộ hải quan,
trong quá trình sang bao chủ kho phải đảm bảo phẩm chất, chất lượng hàng hóa, bảo quản hàng hóa đến
khi xuất hàng.
- Trong thời gian lưu kho, nếu chủ kho bảo quản không tốt để hàng hóa hư hỏng, mất mát thì phải bồi
thường.
- Khi chủ hàng yêu cầu xuất hàng, phải hoàn thành thủ tục hải quan và các thủ tục khác để giao hàng cho
người nhận hàng được chủ hàng chỉ định.
- Sau khi hàng hóa đã thực xuất cho khách hàng theo chỉ định, chủ kho ngoại quan có trách nhiệm hoàn
thiện hồ sơ và thanh khoản tờ khai ngoại quan theo quy định.
3.2. Trách nhiệm của chủ hàng:
- Chỉ được gửi hàng vào kho bên A sau khi hợp đồng đã ký kết giữa hai bên. Phải gửi cho bên A vận đơn
phiếu đóng gói và các giấy tờ liên quan đến lô hàng để bên A làm thủ tục nhập hàng.
- Hàng chỉ được nhận vào kho ngoại quan sau khi hợp đồng đã được hải quan Việt Nam chấp nhận.
- Đưa hàng vào kho đúng chủng loại đã ký trong hợp đồng. Bên B phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính
pháp lý đối với hàng hóa đưa vào kho ngoại quan và phẩm chất hàng hóa chứa đựng bên trong. Nếu hàng
gửi không đúng hợp đồng bên A có quyền từ chối hàng vào kho.
- Bên B phải chịu trách nhiệm về kê khai hàng hóa và việc chứng từ, nếu sai bên b phải chịu mọi chi phí về
các sai sót đã gây ra.
- Bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm về an toàn hàng hóa, thủ tục xuất hàng tại cửa khẩu và tính pháp lý khi xuất
hàng ra khỏi kho của bên A. Ngoài ra bên B có trách nhiệm làm thủ tục hồi báo tại cửa khẩu xuất và chuyển
tờ khai về cho bên A để hoàn thiện hồ sơ chứng từ.
- Khi hàng bị mất phẩm chất do lưu kho quá lâu thì chủ hàng phải chịu trách nhiệm.
Điều 3. Cam kết chung 3.1. Trách nhiệm của chủ kho. - Trên cơ sở giấy tờ của chủ hàng cung cấp như vận đơn (bill of loading), phiếu đóng gói (packing list) và các giấy tờ có liên quan, chủ kho phải hoàn thành thủ tục hải quan và các thủ tục khác để tiếp nhận hàng hóa từ cảng về kho ngoại quan, thực hiện việc đóng hàng rời vào bao dưới sự giám sát của cán bộ hải quan, trong quá trình sang bao chủ kho phải đảm bảo phẩm chất, chất lượng hàng hóa, bảo quản hàng hóa đến khi xuất hàng. - Trong thời gian lưu kho, nếu chủ kho bảo quản không tốt để hàng hóa hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường. - Khi chủ hàng yêu cầu xuất hàng, phải hoàn thành thủ tục hải quan và các thủ tục khác để giao hàng cho người nhận hàng được chủ hàng chỉ định. - Sau khi hàng hóa đã thực xuất cho khách hàng theo chỉ định, chủ kho ngoại quan có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và thanh khoản tờ khai ngoại quan theo quy định. 3.2. Trách nhiệm của chủ hàng: - Chỉ được gửi hàng vào kho bên A sau khi hợp đồng đã ký kết giữa hai bên. Phải gửi cho bên A vận đơn phiếu đóng gói và các giấy tờ liên quan đến lô hàng để bên A làm thủ tục nhập hàng. - Hàng chỉ được nhận vào kho ngoại quan sau khi hợp đồng đã được hải quan Việt Nam chấp nhận. - Đưa hàng vào kho đúng chủng loại đã ký trong hợp đồng. Bên B phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý đối với hàng hóa đưa vào kho ngoại quan và phẩm chất hàng hóa chứa đựng bên trong. Nếu hàng gửi không đúng hợp đồng bên A có quyền từ chối hàng vào kho. - Bên B phải chịu trách nhiệm về kê khai hàng hóa và việc chứng từ, nếu sai bên b phải chịu mọi chi phí về các sai sót đã gây ra. - Bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm về an toàn hàng hóa, thủ tục xuất hàng tại cửa khẩu và tính pháp lý khi xuất hàng ra khỏi kho của bên A. Ngoài ra bên B có trách nhiệm làm thủ tục hồi báo tại cửa khẩu xuất và chuyển tờ khai về cho bên A để hoàn thiện hồ sơ chứng từ. - Khi hàng bị mất phẩm chất do lưu kho quá lâu thì chủ hàng phải chịu trách nhiệm.
正在翻譯中..